Phát triển nhà ở xã hội còn nhiều bất cập dễ dàng

Tuy nhiên, thực tế lại đang có một thị trường ngầm mua đi bán lại dạng căn hộ này vô cùng dễ dàng và những người có nhu cầu thực sự đang phải mua chui những

-Bất cập ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ
Mục đích của việc là để đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở cho những người có thu nhập thấp, đặc biệt là tại những thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Để khuyến khích các doanh nghiệp bất động sản đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội, Chính phủ cũng đã có những chính sách hết sức cụ thể như:

Những ưu đãi này khiến giá bán nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 20% so với nhà thương mại cùng vị trí. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế quá lớn trong khi nguồn cung khá hạn chế, những dự án nhà ở xã hội luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu” mỗi khi mở bán và những bất cập bắt đầu phát sinh ngay trong khâu xét duyệt hồ sơ người được mua nhà ở xã hội.

Theo quy định, để được mua nhà ở xã hội, khách hàng phải chuẩn bị một số hồ sơ cụ thể như sau:

Hồ sơ tình trạng nhà ở
Hồ sơ về thu nhập hàng tháng có xác nhận của địa phương
Sau đó, chủ đầu tư dựa vào những hồ sơ này để “chấm điểm” theo thang điểm 100, người nào có điểm cao hơn sẽ được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Bất cập là ở chỗ, việc làm hồ sơ hoàn toàn do cá nhân người có nhu cầu tự đi làm, tự đi xin xác nhận. Đơn vị xét duyệt là chủ đầu tư chỉ dựa trên hồ sơ để chấm, chứ không đi kiểm tra xem hoàn cảnh của người mua nhà có đúng như khai báo hay không, việc chấm điểm cũng hoàn toàn cảm tính.

Chủ đầu tư tự xét duyệt hồ sơ để chấm điểm ưu tiên cho người mua nhà ở xã hội

Các chuyên cho rằng, việc giao cho chủ đầu tư vừa xây nhà, vừa chấm điểm xét duyệt là bất hợp lý. Bởi chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc làm sao để bán được nhà, thậm chí là bán được càng nhanh, càng nhiều càng tốt, còn việc có bán đến đúng tay đến đối tượng hay không không phải là ưu tiên hàng đầu.

Những bất cập về khâu xét duyệt đang làm nảy sinh lo ngại về việc liệu các hỗ trợ cho phân khúc nhà ở xã hội không đến đúng đích và nảy sinh hiện tượng nhà ở xã hội bị đầu cơ, mua bán kiếm lời dẫn đến thực trạng người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra. Điều này không chỉ gây sự méo mó cho thị trường mà còn khiến những người có nhu cầu mua nhà ở thật gặp không ít rủi ro khi phải mua lại những suất nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội – Nguy cơ trắng tay khi mua chui
Theo luật hiện hành, người được mua nhà ở xã hội chỉ được chuyển nhượng sau 5 năm sở hữu. Tuy nhiên, thực tế lại đang có một thị trường ngầm mua đi bán lại dạng căn hộ này vô cùng dễ dàng và những người có nhu cầu thực sự đang phải mua chui những căn hộ nhà ở xã hội.

Theo các chuyên gia bất động sản, nếu người mua mạo hiểm mua bán trái phép nhà ở xã hội, bên cạnh việc phải chi tiền “chênh” họ còn có nguy cơ mất trắng nếu bị bại lộ.

Ngoài ra, nhiều căn hộ nhà ở xã hội khi sang tay đã được chủ đầu tư chuyển gói vay ngân hàng sang người mua mới.

Như vậy, không chỉ bán nhà, mà người bán sẵn sàng bán cả khoản nợ đang vay ngân hàng cho người mua. Theo đó, hàng tháng người mua sẽ đến ngân hàng trả nợ theo tên của người chủ cũ. Các giao dịch này không có công chứng, không có xác nhận của chủ đầu tư trong khi việc làm chứng của văn phòng luật sư cũng không có giá trị pháp lý.

Trả lời về vấn đề này, một chủ đầu tư cho biết: “Người bán thường lấy lòng tin bằng cách nói có quan hệ này nọ với chủ đầu tư để có thể hợp pháp hóa các giao dịch nhưng chúng tôi khẳng định là không thực hiện được”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chưa cần giao dịch kiểu này bị phát giác thì người mua đã đứng trước nhiều rủi ro. Theo đó, luật quy định cấm việc chuyển nhượng nhà ở xã hội trong 5 năm đầu tiên và nếu bị phát hiện, chủ nhà có thể bị tịch thu căn hộ nhà ở xã hội, bị phạt tiền.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *