Muốn vay mua nhà ở xã hội, tiết kiệm thế nào?
Như vậy, trong năm đầu tiên, ngoài trả nợ cho ngân hàng 3 triệu, khách hàng chỉ phải gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tối thiểu 3 triệu đồng
Chương trình vay mua nhà ở xã hội – những bất cập xung quanh
Từ đầu nữa năm cuối, Ngân hàng Nhà Nước đưa ra hai thông báo quy định xung quanh chương trình vay mua nhà ở xã hội:
Lãi suất vay mua nhà ở xã hội lãi suất 4,8%
Muốn vay mua nhà ở xã hội lãi suất thấp, phải gởi tiết kiệm tối thiểu một năm
Hai quy định được đưa ra xung quanh chương trình vay mua nhà ở xã hội dành cho đối tượng có thu nhập thấp của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhưng gặp nhiều bấp cập, gây tranh cãi dư luận.
Tranh cãi vay mua nhà lãi suất thấp phải gởi tiết kiệm
Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) mới đây đã ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với việc cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong đó, đáng chú ý nhất là quy định:
“Người vay muốn được vay gói vay này sẽ phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hằng tháng tại đây với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng vay. Số tiền nộp vào hằng tháng tương đương với tiền trả nợ trong tháng đó.”
Quy định này ngay lập tức gây tranh cãi bởi tính chất “đánh đố” đối với người thu nhập thấp.
Vừa trả lãi vay, vừa gởi tiết kiệm: Với quy định này, người vay vốn tại NHCSXH sẽ hiểu rằng, nếu họ phải trả mỗi tháng 8 triệu đồng cho số tiền vay mua nhà thì đồng thời cũng phải có thêm 8 triệu nữa để gửi tiết kiệm.
Phần lớn đối tượng vay mua nhà có thu nhập thấp nên việc có đủ số tiền nêu trên mỗi tháng là rất khó khăn.
Một bạn đọc chia sẻ: “Người lao động thu nhập thấp thì làm sao có tiền để gửi tiết kiệm? Mục đích của chương trình cho vay mua nhà ở xã hội là để phục vụ người nghèo nhưng cứ tạo ra nhiều điều kiện khó khăn như vậy thì đến bao giờ người nghèo mới có thể sở hữu được nhà ở?”
“Lãi suất vay ưu đãi 4,8%” – chưa rõ ràng
Trước đó, khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định trong đó cho biết, người thu nhập thấp có thể vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất 4,8%. Kèm theo quyết định đó là Thông tư của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về việc cho vay và chỉ định 5 ngân hàng thương mại tham gia cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đặt ra:
Hiện các Ngân hàng thương mại chưa rõ lấy nguồn vốn nào để thực hiện gói tín dụng này. Vướng mắc này cũng được đề cập trong cuộc họp của Chính phủ gần đây tuy nhiên đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định đối tượng nào được hưởng chương trình vay mua nhà ở xã hội Theo Nghị định 100/2015.
Ngân hàng Nhà nước lên tiếng
muon vay mua nha o xa hoi, hay gui tiet kiem
Người lao động thu nhập thấp lo lắng trước quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội
Trước phản ứng của người dân, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, thực hiện cuộc họp báo, để lý giải các vấn đề dư luận:
Đại diện NHCSXH cho biết, cách hiểu “Phải trả mỗi tháng 8 triệu đồng cho số tiền vay mua nhà thì đồng thời cũng phải có thêm 8 triệu nữa để gửi tiết kiệm” là chưa đúng.
Đại diện NHNN lý giải, quy định này chỉ là để tạo cho người vay có ý thức trả nợ, chứ không hề gây thêm khó khăn, bởi thực tế trong một năm đầu tiên vay, khách hàng được ân hạn gốc.
Lãnh đạo ngân hàng nhà nước giải thích:
Thứ nhất: Giả sử sau khi được Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân, số tiền hằng tháng khách hàng phải trả là 8 triệu đồng (trong đó có 5 triệu gốc). Tuy nhiên, do được ân hạn gốc một năm (12 tháng không phải trả gốc) nên số tiền lãi mỗi tháng phải nộp chỉ khoảng 3 triệu.
Như vậy, trong năm đầu tiên, ngoài trả nợ cho ngân hàng 3 triệu, khách hàng chỉ phải gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tối thiểu 3 triệu đồng chứ không phải gửi cả 8 triệu đồng.
Thứ hai: Quy định gửi tiền tiết kiệm tối thiểu 12 tháng, như vậy khách hàng vay mua nhà xã hội chỉ cần gởi tiền tiết kiệm 1 năm tại ngân hàng vay vốn.
Thứ ba: Với tiền gửi tiết kiệm, lãi suất được đề nghị bằng lãi suất tiền vay được Chính phủ ban hành (lãi suất gửi tiết kiệm 4,8%/năm).
“Như vậy, việc phải gửi tiền tiết kiệm cũng không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Không những vậy, nó còn để tạo cho người thu nhập thấp có ý thức trả nợ, có thu nhập thường xuyên để trả nợ cho những năm tiếp theo chứ không nhằm mục đích tạo nguồn vốn cho người cho vay”.
Phải gửi tiền tiết kiệm mới được vay – cơ sỡ pháp lý nào quy định?
Về cơ sở pháp lý của quy định phải gửi tiền tiết kiệm mới được vay, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết:
Theo Luật Nhà ở năm 2013: NHCSXH được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.
Nghị định 100/2015 của Chính phủ: “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội phải thực hiện gửi tiết kiệm hằng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”
Leave a Reply